Ở các bài viết trước, mình đã điểm qua những sự thay đổi trong cấu trúc của đề thi TOEIC mới, cũng như độ khó & thang điểm của đề thi. Đến với bài viết lần này, chúng ta sẽ cùng xem xét một khía cạnh khác mà nhiều bạn đang khá quan tâm, đó chính là phiếu điểm.
Điểm giống nhau của phiếu điểm TOEIC cũ và mới:
Về cơ bản, phiếu điểm của đề thi TOEIC mới & cũ đều có nội dung giống nhau ở 2 phần:
Phần chính: bao gồm:
- Ảnh, thông tin cá nhân của thí sinh, ngày thi, thời hạn hiệu lực của phiếu điểm
- Điểm số từng phần Listening, Reading & điểm tổng
Phần phụ (a): Diễn giải ý nghĩa số điểm đạt được cho từng phần Listening & Reading
(Nội dung diễn giải sẽ thay đổi tùy thuộc vào điểm số cao hay thấp)
Sự khác nhau của Phiếu điểm TOEIC cũ và mới
Điểm khác nhau duy nhất và đồng thời cũng phản ánh sự thay đổi trong cấu trúc đề thi TOEIC mới:
Phần phụ (b): Thang đo năng lực chi tiết cho từng phần
Dễ dàng nhận thấy, ở phần thang đo năng lực Listening của phiếu điểm mới, xuất hiện thêm mục thứ 5, đó là: “Can understand a speaker’s purpose or implied meaning in a phrase or sentence” – Có thể hiểu được mục đích hoặc ngụ ý của người nói trong 1 cụm hoặc 1 câu.
=> Mục này thể hiện % số câu trả lời đúng của thí sinh trên tổng số 4-6 câu hỏi, hỏi về ngụ ý của người nói trong part 3,4 (như bảng bên dưới). Đây chính là dạng câu hỏi khó nhất trong part 3,4 của đề thi TOEIC mới, hứa hẹn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho thí sinh.
Kết luận
Dù có sự khác biệt (màu sắc & thay đổi nhỏ về nội dung), phiếu điểm cũ vẫn có hiệu lực & giá trị sử dụng tương đương phiếu điểm mới, trong trường hợp thay đổi cấu trúc đề thi TOEIC. Hiệu lực của phiếu điểm TOEIC trong tất cả các trường hợp là 2 năm tính từ ngày cấp, nên trong tương lai, các bạn sinh viên năm 3,4 vẫn có thể yên tâm nộp phiếu điểm cũ cho nhà trường để xét tốt nghiệp mà không cần phải thi lại.
Tuy nhiên, vì độ khó của đề thi TOEIC mới đã tăng lên, nên những bạn chưa thi TOEIC cần lên kế hoạch thi sớm trước khi cấu trúc đề thi TOEIC thay đổi, để có thể đạt kết quả tốt hơn nhé!